Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Diễn Đàn Biển Đông
Tháo “ngòi nổ” ở Biển Đông
Một nhà phân tích kỳ cựu mới đây cho rằng, giữa Biển Đông và Bắc Cực có sự tương đồng nhất định và vì thế các nước có tranh chấp ở Biển Đông có thể tháo “ngòi nổ” xung đột bằng cách áp dụng bài học từ cách xử lý vấn đề của các nước ở Bắc Cực.













 

 (Ảnh minh họa)





Nhìn bên ngoài, dường như có rất ít sự tương đồng giữa Bắc Cực và Biển Đông. Bắc Cực đến giờ rốt cục vẫn chỉ là một vùng bị bao phủ bởi lớp băng lạnh và điều đó hạn chế khả năng đi lại của tàu thuyền trong khu vực. Nơi đây cũng chỉ có khoảng 4 triệu người sinh sống. Trong khi đó, Biển Đông là tuyến đường hàng hải được sử dụng nhiều thứ hai thế giới và được bao bọc bởi 10 quốc gia với tổng dân số lên tới 1,9 tỉ người.

 

Tuy nhiên, nhìn sâu hơn nữa thì Biển Đông và Bắc Cực có khá nhiều sự tương đồng. Ví dụ như, cả hai khu vực đều chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên đáng kể và kết quả là có sự tranh chấp, đối đầu giữa các nước ở đây. Tuy nhiên, trong khi các nước có tranh chấp ở Bắc Cực có thể duy trì hòa bình và tiến tới việc phát triển bền vững khu vực – nơi được cho là chứa đựng tới 25% trữ lượng dầu mỏ chưa được khai thác, thông qua việc thiết lập Hội đồng Bắc Cực, thì Biển Đông được miêu tả như là “một thùng thuốc súng”. Đã đến lúc các nước ở Biển Đông nên áp dụng bài học từ Bắc Cực, đó là thiết lập một Hội đồng Biển Đông. Đây là nhận định được ông Scott J. Shackelford, giáo sư chuyên về Luật và Đạo đức Doanh nghiệp ở trường Đại học Indiana, Mỹ đưa ra ngày hôm qua (18/6).

 

Hội đồng Bắc Cực được thành lập năm 1996 như một diễn đàn để tăng cường sự hợp tác giữa các nước nằm xung quanh Bắc Cực, bao gồm Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na-uy, Nga, Thụy Điển và Mỹ. Mục đích ban đầu của việc thiết lập Hội đồng Bắc Cực rất là khiêm tốn, chỉ là để tiến hành các nghiên cứu khoa học chung về biến đổi khí hậu, khoan thăm dò dầu khí và vận tải. Phải đến năm 2011, một hiệp ước có tính ràng buộc đầu tiên giữa các nước ở Bắc Cực mới được hình thành và đó là thỏa thuận về hoạt động tìm kiếm, cứu nạn. Và bây giờ, sự quan trọng của Hội đồng Bắc Cực đã đạt tới đỉnh điểm. Tháng trước, Hội đồng Bắc Cực vừa có cuộc họp và họ đã tiếp nhận thêm 5 quốc gia Châu Á làm quan sát viên, trong đó có Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Singapore. EU cũng đã nộp đơn xin gia nhập vào Hội đồng Bắc Cực.

 

Bắt đầu từ những điều rất nhỏ và xây dựng trên một nền móng chung như phát triển bền vững hay hoạt động tìm kiếm, cứu nạn được cho là một chất xúc tác hiệu quả tạo sự gắn kết giữa các nước ở Bắc Cực. Trong cuộc họp mới nhất vừa qua, các nước đã đạt được thỏa thuận mới về việc đối phó với tình trạng khẩn cấp và chống ô nhiễm dầu khí. Tóm lại, Hội đồng Bắc Cực ra đời rất đúng lúc. Nó hoạt động hiệu quả và bình đẳng. Hội đồng này tập trung vào những thách thức an ninh môi trường chung và nó đang đạt được những tiến bộ trong việc giải quyết các vấn đề trong khu vực. Liệu điều này có thể được thực hiện ở Biển Đông?

 

Rõ ràng, câu chuyện của Hội đồng Bắc Cực nên được áp dụng để củng cố sự hợp tác của các nước và vùng lãnh thổ có tranh chấp ở Biển Đông. Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Maylaysia, Brunei và Vùng lãnh thổ Đài Loan có thể bắt đầu hợp tác trong các vấn đề mà họ có chung mối quan tâm như ô nhiễm hàng hải theo đúng cách mà các nước Bắc Cực đã ký Chiến lược Bảo vệ Môi trường Bắc Cực năm 1991. Đây chính là bàn đạp để các nước ở Bắc Cực thành lập Hội đồng Bắc Cực. Các nước và vùng lãnh thổ ở Biển Đông cũng có thể thành lập một hội đồng với nhiệm vụ nhất định như phát triển bền vững khu vực và hợp tác với nhau trong các nghiên cứu khoa học hay các vấn đề tìm kiếm, cứu nạn trước khi tiến tới những vấn đề gai góc hơn như tranh chấp lãnh thổ hay an ninh hàng hải.

 

Mặc dù Hội đồng Bắc Cực không có nhiều thẩm quyền từ các quốc gia thành viên nhưng nó đã hoạt động hiệu quả trong việc bảo vệ môi trường khu vực cũng như tháo gỡ căng thẳng ở khu vực tiềm ẩn sự bất ổn này. Hội đồng Bắc Cực cũng đã đạt được thành công đáng kể trong việc tìm hiểu, khám phá khu vực Bắc Cực và thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế đối với nơi này ở các diễn đàn quốc tế. Mặc dù sự giống nhau chưa chắc đã hoàn hảo nhưng Mỹ và các nước Bắc Cực nên khuyến khích các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Biển Đông nhanh chóng thành lập một hội đồng như của họ. Với một chút may mắn, các nước và vùng lãnh thổ ở Biển Đông có thể tạo dựng được một cột trụ hòa bình giúp làm dịu căng thẳng ở khu vực điểm nóng này.


 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng (03-05-2024)
    Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông (24-03-2024)
    ASEAN tái khẳng định lập trường về Biển Đông, Myanmar (29-01-2024)
    Tổng thống Philippines nói không muốn tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông (29-09-2023)
    Bản đồ Trung Quốc vừa công bố xâm phạm chủ quyền của Việt Nam (31-08-2023)
    Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa (03-08-2023)
    Việt Nam và Trung Quốc đàm phán về vấn đề trên biển (07-07-2023)
    Bộ Ngoại giao lên tiếng về hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 (10-06-2023)
    NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT CHỨNG MINH TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM KHIẾN CẢ NƯỚC MỸ NGHIÊNG MÌNH THÁN PHỤC ! (07-06-2023)
    Đại sứ Việt Nam đề nghị 'nói đi đôi với làm' trong vấn đề Biển Đông (17-05-2023)
    3 chiến hạm Trung Quốc huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trên biển Hoa Đông (02-04-2023)
    Cảnh sát biển Philippines tăng cường hiện diện trên Biển Đông (06-02-2023)
    Mỹ phản ứng bất thường khi Trung Quốc tuyên bố xua đuổi tàu Mỹ ở Trường Sa (30-11-2022)
    Mỹ bác tuyên bố của Trung Quốc về xua tàu chiến khỏi Trường Sa (29-11-2022)
    Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa ra bờ biển phía Đông (29-09-2022)
    Yêu cầu theo dõi chặt chẽ, chủ động ứng phó ATNĐ, bão có thể xuất hiện trên Biển Đông (28-06-2022)
    Phản đối lệnh cấm đánh bắt cá phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông (04-05-2022)
    Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt quân sự hóa ở Biển Đông (07-04-2022)
    Tàu cá Quảng Ngãi suýt chìm trên vùng biển Hoàng Sa (07-04-2022)
    Đại sứ Nhật Bản: Không thể chấp nhận được mọi hành động vũ lực hoặc ép buộc ở Biển Đông (01-04-2022)

Các bài viết cũ:
    Tranh chấp trên biển: Đã có bước đột phá? (16-06-2013)
    Nhật Bản muốn dùng Luật biển, TQ lộ điểm yếu, sợ công lý quốc tế  (14-06-2013)
    EU ủng hộ ASEAN ở Biển Đông (18-05-2013)
    Ảnh 32 tàu cá Trung Quốc xâm phạm quần đảo Trường Sa trong đêm  (12-05-2013)
    Trung Quốc đưa giàn khoan khổng lồ ra Biển Đông (06-05-2013)
    Tàu cá Trung Quốc ồ ạt ra Trường Sa (06-05-2013)
    “Viện sĩ Oparin” đến Trường Sa Lớn (29-04-2013)
    Yêu cầu Trung Quốc hủy kế hoạch đưa du khách tới Hoàng Sa (12-04-2013)
    LL Bảo vệ bờ biển Mỹ sẽ hợp tác với Việt Nam trên Biển Đông? (09-04-2013)
    Phản đối tàu hải giám Trung Quốc đóng ở Hoàng Sa (10-03-2013)
    Tàu Trung Quốc lại nghênh ngang ra Biển Đông (28-02-2013)
    Trung Quốc sắp tung 200 tàu cá ra biển Đông (28-01-2013)
    Liên Hợp Quốc bất ngờ can thiệp vào Biển Đông (24-01-2013)
    Trung Quốc quá trắng trợn! (13-01-2013)
    Trung Quốc dọa Việt Nam về Luật Biển, nhưng trấn an thế giới về Biển Đông  (01-01-2013)
    Trung Quốc đầu tư 1,6 tỷ đô la vào Tam Sa, ‘thành phố’ được trao quyền cai quản Biển Đông  (27-12-2012)
    ẤN ĐỘ TRÊN BÀN CỜ BIỂN ĐÔNG (11-12-2012)
    Việt Nam lập lực lượng tuần tra trên Biển Đông  (04-12-2012)
    Từ hộ chiếu có hình đường chín đoạn, nghĩ về ý thức giáo dục chủ quyền. (28-11-2012)
    Israel thử thành công lá chắn tên lửa (25-11-2012)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152857129.